Tin hot

Nhà ống, một kiểu nhà ở điển hình nhất tại Việt Nam

Nhà ống, một kiểu nhà ở điển hình nhất tại Việt Nam, bản thân nó có một trở ngại lớn nhất trong việc có đủ ánh sáng tự nhiên và thông gió trước hết vì nó không có cửa mở ở hai bức tường ranh giới dài bên hông và thứ hai bởi vì xu hướng của người Việt là có nhiều vách ngăn cố định để tách nhiều phòng ngủ. Vì vậy, chủ đề chính của ngôi nhà này là khám phá những khả năng của một phong cách sống mới tại Việt Nam, trong đó không gian tối tăm và ẩm ướt như vậy cần phải được cải thiện đáng kể trở thành một không gian mở và sáng sủa.


Ngôi nhà này được tư vấn thiết kế cho nữ chủ nhân 30 tuổi và gia đình của mình, được xây dựng trên lô đất rộng 4m và dài 21m tại thành phố Hồ Chí Minh, rất đặc trưng cho kiểu nhà ống đô thị ở Việt Nam. Yêu cầu chính của chủ đầu tư là có được không gian mở và tươi sáng tràn đầy ánh sáng tự nhiên và cây xanh


Ngôi nhà được thiết kế với 4 tấm sàn đặc dày và không có vách ngăn cố định như bình thường. Mỗi tấm sàn, được giữ ở độ cao khác nhau, có những khoảng trống dẫn ánh sáng phản xạ tự nhiên từ trên cao, mặt tiền và mặt sau vào nhà. Ngoài ra, mỗi tấm sàn được điểm thêm nhiều lỗ trống của bồn tắm bằng đá mài và nơi đặt chân để ngồi, đặc biệt là 15 ô trống cho cây xanh với các loại cây nhiệt đới cho phép các không gian hấp dẫn và tươi mới. Hơn nữa, những bức tường ngăn cố định quen thuộc được thay thế bằng những vách ngăn nhẹ, di động và mờ để phân chia các không gian ngủ, điều chỉnh sự cân bằng giữa tính riêng tư cho mỗi không gian cá nhân và sự thông suốt của toàn bộ không gian lớn theo nhu cầu của nếp sống. Những vách ngăn là cửa gấp hoặc trượt với tre đan và một hệ thống cửa sổ lá sách dễ dàng mở ra cho gió lưu thông tự nhiên qua toàn bộ không gian của ngôi nhà.

Tóm lại, tất cả các ý định thiết kế nhằm lấp đầy không gian bởi cây xanh, ánh sáng, thông gió tốt sau đó biến sự chật hẹp, tối tăm, ẩm ướt tiêu cực của nhà ở thành “không gian kết nối với môi trường tự nhiên bên ngoài” – nơi mọi người có thể thực sự cảm thấy bầu không khí ngoài trời.

Kêt cấu ngôi nhà là một cấu trúc khung bê tông dự ứng lực với hệ thống dầm đảo ngược. Bên cạnh đó, việc sử dụng tấm tre đan vào cốp pha để đổ bê tông giúp hoa văn tre được giữ lại và lộ ra trên bề mặt trần, không chỉ nhấn mạnh đến sự liên tục của tấm sàn và hiệu ứng ánh sáng tự nhiên, mà còn tạo ra hiệu quả thẩm mỹ mạnh cùng với hệ thống cửa bằng tre đan. Tất cả những vật liệu và kỹ thuật áp dụng vào việc thiết kế ngôi nhà này là vật liệu địa phương và phổ biến rộng rãi ở Việt Nam.

Chúng ta có thể cảm nhận được gió tự nhiên và cuộc sống thoải mái không có điều hòa không khí trong ngôi nhà có “lối sống kết nối với môi trường tự nhiên bên ngoài”. Bằng cách nào đó, việc đề xuất tính bền vững và sinh thái này được xem là một định nghĩa lại của lối sống truyền thống Việt Nam kết nối với môi trường bên ngoài trong các ngôi nhà hiện đại. Chúng tôi thực sự hy vọng lối sống đơn giản, tươi sáng và cởi mở này có thể là một trong những lựa chọn thay thế hiệu quả trong lối sống hiện đại ở Việt Nam.

Ngoại thất


Nội thất















Mặt bằng








Thiết kế : Sanuki Nishizawa Architects
Diện tích xây dựng : 105.3 m2 / 84.6 m2
Tổng diện tích sàn : 332.2 m2 (Nội thất / 236.8 m2, Ngoại thất / 95.4 m2)
Chiều cao công trình : 13.8m, 4 tầng
Thông tin : Daisuke Sanuki, Trình Huy Long / ashui; dezeen

Không có nhận xét nào